Nét đẹp về văn hóa - lễ hội ở Thái Lan

Nét đẹp về văn hóa - lễ hội ở Thái Lan

Nét đẹp về văn hóa - lễ hội ở Thái Lan

  • 0932 440 454 - 02366 523 777

  • 8h -22h hàng ngày

NÉT ĐẸP VỀ VĂN HÓA - LỄ HỘI Ở THÁI LAN

Chúng tôi chia sẻ câu chuyện và đưa ra lời khuyên cho bạn trước

NÉT ĐẸP VỀ VĂN HÓA - LỄ HỘI Ở THÁI LAN

Được biết đến như thánh đường du lịch của Đông Nam á, nơi thu hút hàng triệu lượt khách du lịch Thái Lan mỗi năm. Không chỉ hấp dẫn du khách bởi những địa điểm du lịch lí tưởng, những hòn đảo xanh tuyệt đẹp, những món ăn hấp dẫn mà Thái Lan còn hút hồn du khách bởi những lễ hội náo nhiệt đầy màu sắc diễn ra xuyên suốt trong năm.

1. Lễ hội Songkran


Người Thái Lan gọi ngày Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran. Ngày Tết được tổ chức từ ngày 13-15/4 để đón năm mới. Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”, mọi người đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền đón mừng năm mới.

Lễ hội té nước Songkran ở Thái Lan
Lễ hội Songkran ở Thái Lan


Lễ hội Songkran được tổ chức ở nhiều nơi xung quanh khu Banglamphu như là đường Khao San, Quảng trường Hoàng gia Rattanakosin, đường Phra Athit, Santhichaiprakan và Wisut Krasat. Hãy thử hòa mình vào dòng người đông nghẹt đang nô nức bắn nước tung tóe vào nhau từ những cây súng nước trên các con phố. Bạn sẽ có cảm giác như mình đang tham gia một bộ phim hành động Hollywood đầy kịch tính.

2. Lễ hội Loy Krathong


Loy Krathong (lễ hội hoa đăng) được coi là lễ hội truyền thống lãng mạn nhất thế giới với ánh sáng lung linh, huyền ảo của hàng vạn cây nến thơm và đèn trời. Nếu tới Thái Lan đúng dịp lễ hội Songkran tháng Tư hàng năm, du khách có thể thấy người Thái đổ ra đường té nước lấy may thì vào tháng 11, dễ dàng bắt gặp hình ảnh lãng mạn của các cặp tình nhân trong lễ hội hoa đăng Loy Krathong. Lễ hội hoa đăng là ngày lễ có nhiều ý nghĩa và chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại nhất của người Thái, được tổ chức vào đêm 15 tháng 12 theo lịch Thái. Điều tuyệt vời nhất là các cô gái Thái cùng với bộ trang phục truyền thống đẹp tuyệt vời bên cạnh là những chiếc đèn hoa đăng đăng được thắp sáng rực rỡ. Du khách khi tới đây vào tháng 11 thì sẽ luôn dễ dàng nhận thấy các cô gái bên những chiếc đèn hoa đăng trên tạp trí du lịch, đó sẽ là dấu hiệu cho thấy lễ hội Loy Krathong sắp diễn ra.

Xem thêm: Wat Arun và Wat Pho - Chùa Vàng của Thái Lan

Lễ hội hoa đăng Loy Krathong ở Thái Lan
Lễ hội hoa đăng Loy Krathong ở Thái Lan

3. Lễ hội Khao Phansa


Lễ hội Khao Phansa Với hơn 90% dân số theo đạo Phật, Phật giáo chiếm vai trò rất quan trọng trong đời sống và tín ngưỡng của người dân Thái. Lễ Khao Phansa là một lễ hội Phật giáo lớn được tổ chức vào tháng 7 để tuyên bố bắt đầu mùa An cư của Phật tử, bắt đầu 3 tháng tịnh tu, không được rời khỏi chùa của các tăng sĩ ở Thái. Trong dịp này nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành để báo hiếu và tích phước cho bố mẹ, đây là truyền thống khá phổ biến với dân Thái. Những nam giới ở Thái từ bình dân bá tánh đến công hầu khanh tước đều trải qua một giai đoạn tu hành. Đây là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư.

Lễ hội Khao Phansa ở Thái Lan
Lễ hội Khao Phansa ở Thái Lan

4. Lễ hội Hoàng Gia


Lễ hội Hoàng Gia Thái Lan có nhiều ngày lễ quan trọng điển hình là sinh nhật vua và hoàng hậu. Trong những ngày này, các địa điểm công cộng được trang hoàng rực rỡ, bắn pháo hoa. Đồng thời người ta tiến hành rất nhiều nghi lễ trang trọng khác.
Vào những ngày này, các trường học và các cơ quan nhà nước được trang hoàng cẩn thận, các khu vực xung quanh Hoàng cung ở Bangkok được thắp đèn rực rỡ, kèm theo là bắn pháo bông. Người Thái cũng tôn Những công lao của vua Chulalongkorn được tri ân vào ngày hôm sau, khi ngày Chakri, tức là ngày thành lập của triều đại hiện nay, và ngày Đăng quang, tức là ngày vua Bhumibol Adulyadej lên ngai vàng. Người dân đến đặt vòng hoa trước tượng của ngài. Hai hôm trước ngày sinh nhật của nhà vua, đội cận vệ hoàng gia mặc trang phục rực rỡ diễu binh bên cạnh cung điện hoàng gia để tuyên lại lời thề trung thành của họ.

Lễ hội hoàng gia ở Thái Lan
Lễ hội hoàng gia ở Thái Lan

5. Lễ hội ăn chay


Đây là một lễ hội độc nhất của người Thái được bắt đầu vào ngày mồng 1 tháng 9 âm lịch hằng năm. Trong 10 ngày diễn ra lễ hội, việc ăn thịt, trứng hay các thứ hành hẹ đều bị cấm.
Ở Bangkok, Lễ hội Ăn Chay được nhìn thấy rõ nhất là ở Yaowarat hay Chinatown – khu phố đặc trưng của người Hoa. Các biểu ngữ lớn và vô số cờ trang trí màu vàng rực có chữ màu đỏ (mang ý nghĩa là chay tịnh) thật lớn ở giữa dễ gây sự chú ý được treo dọc đường nơi có các hàng quán bán thức ăn hay ngay trước các nhà hàng. Những người bán thức ăn dọc những con đường có treo cờ đều chỉ bán thức ăn chay và các nhà hàng cũng phải điều chỉnh cách thức để chế biến các món ăn không có thịt.

Rùng rợn với lễ hội ăn chay của Thái Lan
Rùng rợn với lễ hội ăn chay của Thái Lan

Để cảm nhận những nét văn hóa của người dân Thái Lan, tham dự những lễ hội độc đáo tại đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho du khách. Đây là nơi bạn tìm hiểu các nét đẹp bốn phương.

Chúc quý khách có chuyến đi vui vẻ. 

BTV: Trần Thị Nguyệt

 

Chia sẻ: